Biến tần
nào thì mạch điều khiển cũng sử dụng hầu hết là các IC kết hợp với Tranzito,
diot ổn áp, tụ điện các loại và những linh kiện khác như điện trở, biến áp
xung...
Mạch động
lực phải có thyristo, tranzito và điôt công suất.... để tạo nên loại biến tần
trực tiếp hoặc gián tiếp.
Sự cố ở mạch điều khiển
v Khối nguồn là nơi hay bị hư hỏng nhât vì phần lớn là các IC cũng
như các linh kiện tích cực khác rất nhạy cảm với các biến động của lưới điện, của
môi trường bụi, ẩm, sự tăng giảm thất thường của điện lưới, nhiều độ tăng cao,
không khí có hơi hóa chất hoặc ở vùng gần biển dễ gây hư hỏng các linh kiện bên
trong.
v Cắm điện, bật công tắc cho biến tần làm việc nhưng động cơ lấy
điện từ biến tần không chạy. Không thấy có động tĩnh gì, đèn chỉ thị nguồn cũng
không sáng. Đo điện áp ra ở 3 pha U,V,W bằng 0 mà điện áp 3 pha vào R,S,T vẫn đủ
thì chắc chắn sự cố ở khối nguồn.
v Kiểm tra tiếp:
a.
Cầu chì không đứt, điện áp
sau biến áp vẫn còn chứng tỏ cầu chỉnh lưu hỏng, đi ốt thủng hoặc điện trở lọc
bị đứt.
b.
Nếu cầu chì mà đứt luôn
thì nguyên nhân sự cố có thể: Biến áp AC bị hỏng, đường dây chạm mát, tụ lọc bị
chập, đi ốt chỉnh lưu ngắn mạch.
·
Cuộn dây sơ cấp hoặc thứ cấp
bị chập mạch.
·
Các tụ lọc nhiễu, tụ lọc
nguồn 1 chiều bị rò, chập.
·
Các điốt ổn áp bị nổ.
·
Các điốt chỉnh lưu bị hỏng.
c.
Cuối cùng mới kiểm tra đến
các điện trở, các tụ giấy, tụ gốm. Riêng tranzito và nhất là IC thấy rất ít hỏng
và nếu bị hỏng thường khó phát hiện và phải có kinh nghiệm mới tìm ra được.
v Nếu khối nguồn còn tốt, đèn tín hiệu vẫn sáng nhưng máy không chạy
được hoặc làm việc không chuẩn thì hư hỏng thường xảy ra ở khối nghịch lưu.
·
Đo điên áp một chiều phải
tốt
·
Kiểm tra chiết áp VR ( để
điều chỉnh U một chiều vào mạch) có bị hỏng hoặc mòn không ?
v Hệ thống điều khiển gồm các biến áp đồng pha, mạch ổn áp xoay
chiều và các mạch lọc, các linh kiện tích cựa như IC thuật toán dùng cho khâu
so sánh các IC số dùng cho mạch điều khiển số, mạch điều khiển không đồng bộ
đòi hỏi những kỹ thuật khá phực tạp, có nhiều lõi điều chỉnh đặc biệt đã được
các chuyên gia của nhà sản xuất với những thiết bị đo lường chuyên dùng, có độ
chính xác cao điều chỉnh để đảm bảo tính đối xứng của góc điều khiển ampha cho
tất cả các kênh. Bởi vậy khi sửa chữa không được quay, vặn, điều chỉnh mò
vào những linh kiện này. Các làm tốt nhất
là lau chùi sạch sẽ, dùng khí nén để thổi hết bụi bẩn ra khỏi mạch in, linh kiện.
Lấy máy sấy tóc thổi gió nóng <80 a="" b="" c.="" c="" ch="" cho="" d="" gi="" h="" i="" khi="" ki="" kinh="" l="" linh="" m.="" m="" n="" ng="" nghi="" nh="" nhi="" o:p="" o="" p="" s="" t.="" t="" th="" theo="" tr="" u="" v="" xi="" y="">80>
Sự cố ở mạch động lực:
v Mạch điều khiển vẫn tốt, bật công tắc, đèn tín hiệu Power – Run
vẫn sáng bình thường, nhưng sau vài giây thì biến tần nóng dần rồi rất nóng , mạch bảo vệ tự động cắt điện,
đèn tín hiệu cũng tắt.
v Nguyên nhân chủ yếu do mạch lực có chỗ bị chập. Lần theo mạch in
từ nguồn 3 pha R,S,T đến các cựa A – K của thyristo, điôt công suất xem có chỗ
nào bị chạm nhau, chạm mát ko ? Quan sát xem có đường nào trên mạch in bị bong
lên, sùi ra hoặc có vết cháy xem ko ?
v Cắt điện, sờ vào từng thyristo , từng điôt, nếu gặp bóng nào đó
nóng hơn tất cả những cái kia, thì đấy chính là nơi xảy ra sự cố. Dùng mỏ hàn
tháo linh kiên nghi hỏng ra khỏi mạch in để kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng, nếu
bị hỏng thì thay linh kiện như ký hiệu cũng mã hiệu.
v Kiểm tra lại các đường dẫn từ cực K ra ngoài bảng nối dây, trên
mạch in dẫn ra U,V,W , kiểm tra tất cả các linh kiện trên mạch liên hệ với cực
K của thyristo bị hỏng này, nếu tất cả đều tốt thì cắm điện thử biến tần cho
làm việc trở lại. Đo các trị số điện áp ở những điểm chuẩn rồi so sánh với biến
tần cùng loại tương tự.
+ nhận xét + 1 nhận xét
Cảm ơn bài viết chia sẻ của bạn, nó rất hữu ích. Like
BIẾN TẦN MITSUBISHI D700 | BIẾN TẦN MITSUBISHI | TỤ BÙ HẠ THẾ